GIẢNG VIÊN
HUY MINH
GIỎI CHUYÊN MÔN VÀ GIỎI TRUYỀN ĐẠT KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG SONG HÀNH VỚI NHAU
Anh Huy Minh đã đồng hành cùng colorME đến nay đã gần 5 năm. Anh đã dành khoảng 1 năm để trợ giảng và 4 năm còn lại với vai trò giảng viên của khóa AI cơ bản. Đến nay anh đang là trưởng bộ môn AI tại colorME. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của anh Huy Minh trong số ColorME Palette lần này nha.
GIỎI CHUYÊN MÔN
VÀ GIỎI TRUYỀN ĐẠT
KHÔNG PHẢI LÚC NÀO
CŨNG SONG HÀNH
VỚI NHAU
COLORME PALETTE

XUẤT PHÁT ĐIỂM CỦA MÌNH LÀ MỘT NGƯỜI HỌC NGÀNH MARKETING
Cơ duyên nào
đã đưa anh đến
với thiết kế?
Trước đây mình học đại học với chuyên ngành marketing trong vòng 4 năm. Và mình nhận thấy rằng mình đã dành từng đấy thời gian để  theo đuổi một chuyên ngành mà mình không cảm thấy không thích thú. 

Vậy nên mình đã tìm đến và theo học design song song với việc học đại học ở một trung tâm với chuyên ngành thiết kế đồ họa và diễn họa nội thất trong vòng 2 năm rưỡi. Lúc đó mình thấy được học về hình ảnh, đồ họa vui hơn làm việc với những con số rất nhiều Nên mình chuyển sang hẳn ngành design luôn.

Mình cũng không nghĩ bản thân mình là một người có ‘’tố chất trời ban’’ về thiết kế từ đầu. Tuy nhiên mình có  tiếp xúc và làm một số hoạt động liên quan tới lĩnh vực này khá là nhiều  như: nhiếp ảnh, thiết kế slide dạo,... Và chính những kỹ năng, trải nghiệm đó kết hợp lại đã tạo nên mình của hiện tại.
Anh nghĩ việc từng
học marketing đã
đem lại lợi ích
như thế nào đối
với công việc hay
lĩnh vực hiện tại?
Mình thấy việc từng học marketing đã đem đến cho mình những góc nhìn rất là mới rất là hay. Mình có thể nhìn nhận việc sản xuất hình ảnh góc nhìn của cả một marketer và một designer. Đây là cái mình nghĩ thực sự rất cần.

Marketer và designer khá là hay mâu thuẫn với nhau. Người làm marketing thì  họ thường quan tâm tới ‘’số’’  còn designer sẽ quan tâm tới ‘’hình’’. Nhưng nếu hình đẹp mà không bán được hàng hay marketing hay nhưng visual không thể hiện được thì cũng đều không hiệu quả.

Xét cho cùng  thiết kế đồ họa sẽ luôn cần thực hiện được một đích nào đó,  có thể là giải một bài toán. Thì năng, trải nghiệm đó kết hợp lại đã việc cân đối giữa cả hai góc nhìn này sẽ giúp hành trình tìm được lời giải đúng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC KHÔNG NÊN LÀ ĐIỀU MÌNH “PHẢI CỐ ĐỂ LÀM”
Việc giảng dạy đem
lại niềm vui cho anh
như thế nào?
Mình thích cảm giác được chia sẻ và cảm nhận được sự đồng cảm của mọi người với những điều mà mình truyền tải. Những điều này không chỉ là kiến thức mà còn là  cách thể hiện của mình, bộ outfit mình đang mang, sự hướng dẫn hay thậm chí là một bài nhạc mà cả lớp học có thể cùng tận hưởng.

Mình rất vui khi được chia sẻ về những điều mình thích trong cuộc sống của mình với những người xung quanh. Nhờ đó mà mình  gặp được thêm rất nhiều người bạn mới kết nối được với họ thông qua sự đồng điệu về những sở thích, quan tâm này.

Mỗi lớp đi qua, mình không cần mọi người phải nhớ về từng câu lý thuyết được học. Thứ mình luôn mong là mọi người sẽ có được  cảm giác vui vẻ và tích cực  khi nhớ về mình hay nhớ về lớp học tại colorME.
Việc tạo nên sự đồng
điệu đó đối với anh
có khó không?

Hay có mâu thuẫn với
cái tôi của anh
không?
Việc tạo nên  sự đồng điệu, đồng cảm này khá là khó  vì mỗi lớp đều có gu khác nhau, độ tuổi khác nhau hay mức độ thân thiết khác nhau, cơ mà tùy vào tình huống mình vẫn sẽ  thay đổi sao cho phù hợp và mình thấy rất thoải mái với điều này.

Nếu mình cố gắng để tỏ ra muốn giúp đỡ thì sẽ rất tốn năng lượng. Còn nếu  mình muốn giúp  bởi vì mình có khả năng và mình sẵn lòng giúp thì việc giúp đỡ này sẽ không có ảnh hưởng gì đến mình cả, thậm chí điều đó còn trở thành một niềm vui.

Tất nhiên sẽ có một số trường hợp, một số khía cạnh của bản thân mình sẽ không quá phù hợp đối với một số người, môi trường hay bối cảnh. Vậy nên điều quan trọng là mình sẽ thể hiện bản thân khéo léo sao cho hợp lý nhất mà thôi. Còn mình vẫn luôn là mình mà.
DÙ ĐÃ LÀ GIẢNG VIÊN,
MÌNH VẪN KHÔNG NGỪNG HỌC
DÙ ĐÃ LÀ GIẢNG VIÊN, MÌNH VẪN KHÔNG NGỪNG HỌC
Nếu được thay đổi
điều gì đó ở bản thân
của quá khứ, anh sẽ
làm gì?
Mình chỉ muốn bản thân học nhiều hơn vì  việc học không bao giờ là đủ.  Thời điểm đang còn là sinh viên lại là lúc mà mình vẫn đang có khả năng học rất tốt, hay nói đơn giản là học ‘’dễ vào’’ hơn vì chưa phải lo quá nhiều thứ trong cuộc sống.

Đến bây giờ mình vẫn  không ngừng học và tham gia các hoạt động khác ngoài thiết kế  để phát triển bản thân. Mình có  đánh cầu lông, tập đàn piano, học vẽ,...  những thứ này tưởng chừng không liên quan nhưng lại khiến cho mình  minh mẫn hơn, tư duy thông thoáng hơn và có sức bền  để tiếp tục theo đuổi con đường này.
Theo anh, ‘’biết sâu’’
hay ‘’biết rộng’’ sẽ
tốt hơn?
Đối với mình thì việc biết sâu một thứ sẽ tốt hơn. Tất nhiên cả hai kiểu người sẽ đều có điểm mạnh riêng.  Những người biết rộng  có thể sẽ rất phù hợp để làm những vị trí quản lý vì họ có cái nhìn bao quát không bị quá ‘’nặng’’ về vấn đề chuyên môn. 

Tuy nhiên người biết sâu và làm giỏi một thứ, mạnh về một mảng chuyên môn sẽ là người khó bị thay thế hơn bởi điểm đặc biệt của chính mình. Và bản thân người biết sâu họ cũng không ngừng cố gắng để phát triển để chinh phục những đỉnh cao hơn nữa.

Ví dụ như một người rất giỏi design nhưng  chưa chắc  họ đã là người giỏi trong việc truyền đạt cho người khác. Nên họ có thể học hỏi nhiều hơn để phát triển bản thân trở thành một master có thể dẫn dắt những người khác trở nên giỏi hơn cùng mình.
PALETTE MÀU CỦA HUY MINH




Content &Production: Đặng Đạt
Designer: Đinh Linh
Art Director: Hà Trang
Developer: Thế Anh